Chống cải cách Aleksandr_III_của_Nga

Chính sách chuyên chế

Aleksandr III tiếp đón những cụ già ở các huyện vùng quê, ở sân điện Petrovsky, Moskva. Tranh sơn dầu trên vải bạt của Ilya Yefimovich Repin.

Trong cuộc chiến tranh chống Ottoman ở Bulgaria, bằng một thử nghiệm làm ông đau khổ, Aleksandr đã phát hiện ra những rối loạn nghiêm trọng và thối nát rõ rệt trong việc thi hành quân sự, và sau khi trở về thủ đô Sankt-Peterburg ông đã phát hiện ra những thói xấu tương tự tồn tại trong Bộ Hải quân. Người ta nghĩ rằng một số người có người địa vị cao—trong số họ có hai vị Đại vương công—chịu trách nhiệm với những thói xấu này, và ông yêu cầu vua cha phải tận tâm với thần dân hơn. Tuy nhiên, những lời đề nghị của ông đã không được nhận một cách tốt đẹp. Trong khoảng 10 năm đầu trị vì, Aleksandr II có lòng nhiệt huyết lớn đối với việc cải cách, nhưng về cuối đời Aleksandr II đã khác và không lâu sau người ta mạnh mẽ yêu cầu Aleksandr II phải có trách nhiệm và thực hiện cải cách. Hậu quả là quan hệ giữa Thái tử và vua cha trở nên căng thẳng hơn. Qua việc này, Thái tử nghĩ rằng Aleksandr II sẽ không thực hiện một cải cách quan trọng nào nữa cho tới khi Aleksandr II qua đời và ông lên nối ngôi. Đến ngày 13 tháng 3 năm 1881, sự thay đổi này đã trở thành hiện thực: Nga hoàng Aleksandr II bị giết trong một vụ đánh bom của tổ chức khủng bố cánh tả có tên là "Dân ý (Narodnaya Volya). Quả bom đã diệt được cả nhà vua lẫn một trong những người tham gia vụ ám sát này là Ignatei Grinevitski. Thái tử Aleksandr lên làm Hoàng đế và Đấng cầm quyền chuyên chính của tất cả nước Nga ở độ tuổi 36. Ngày 15 tháng 5 năm 1883, ông làm lễ đăng quang tại Đại giáo đường Uspensky (Cái chết của Đức Mẹ Đồng Trinh) ở điện Kremlin (Cẩm Linh) trong thành phố Moskva.[6]

Tron những năm cuối đời, Aleksandr II rất lo âu trước sự truyền bá chủ nghĩa vô chính phủ. Đương đầu với sự trấn áp của triều đình, nhóm người cấp tiến của tổ chức "Dân ý" ủng hộ và tiến hành khủng bố[7]. Người nọ tiếp người kia, các quan chức nổi tiếng bị bắn hay bị đặt bom giết chết, bản thân Aleksandr II cũng từng bị những người theo chủ nghĩa vô chính phủ mưu sát vài lần. Có lúc Aleksandr II đã lưỡng lự: hoặc là củng cố quyền hành pháp, hoặc là thực hiện nhượng bộ đối với những khát vọng chính trị phổ biến của tầng lớp tri thức vào thời đó. Cuối cùng, vào đúng ngày Aleksandr II bị ám sát, Nga hoàng quyết định phê duyệt một Sắc lệnh triệu tập một số lượng ủy ban tư vấn, những ủy ban này có thể dễ dàng trở thành một hội đồng các nhà quý tộc.

Nga hoàng Aleksandr III và Hoàng hậu Hoàng hậu Maria Fyodorovna vào ngày nghỉ ở Copenhagen năm 1893.

Được sự cố vấn của nhà chính trị đầy kinh nghiệm Konstantin Pobedonostsev, Aleksandr III quyết định thực hiện một chính sách trái ngược với vua cha. Ban đầu, ông bãi bỏ Sắc lệnh của Aleksandr trước khi nó được ban bố và trong bản Tuyên ngôn công bố sự kế ngôi của mình, ông tuyên bố rằng ông không có ý định hạn chế hay làm giảm bớt quyền hành chuyên chính mà ông được thừa hưởng từ các bậc tiên đế. Mong muốn của tổ chức "Dân ý" đã không thạch hiện thực: việc Aleksandr II bị ám sát đã không dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Nga hoàng. Tổ chức "Dân ý" đã viết thư gửi Aleksandr III, họ bảo một khi Nga hoàng hạ lệnh ân xá cho những người có tội và mở một cuộc họp với các đại biểu trong mọi tầng lớp nhân dân nhằm bàn tán về việc cải cách, hoạt động khủng bố của họ sẽ ngừng. Tuy nhiên, Aleksandr III đã không đại ân xá mà cũng không triệu tập các đại biểu mọi tầng lớp nhân dân Nga như tổ chức "Dân ý" đã đòi hỏi, mà ông thực hiện chính sách "khủng bố trắng". Ít lâu sau đó, triều đình hạ lệnh cho bắt giữ những ủy viên thuộc Ban chấp hành của tổ chức "Dân ý". Ngày 3 tháng 4 năm 1881, xảy ra vụ treo cổ những người cầm đầu của tổ chức "Dân ý" gồm Sophia Perovskaya, Andrei Zhelyabov, Nikolai Kibalchich, Nikolai Rysakov và Timofei Mikhailov[8] - vì thực hiện âm mưu ám sát Aleksandr II. Trong số những người mưu sát Aleksandr II còn có Nikolai Sablin đã tự tử trước khi có thể bị bắt. Dưới triều Aleksandr III, một giai đoạn của chính sách chuyên chế cùng những vụ trấn áp hung bạo bắt đầu tại đế quốc Nga.

Được khuyết khích từ vụ ám sát thành công nhằm vào vua cha Aleksandr II của ông (1881), tổ chức "Dân ý" lập mưu ám sát Nga hoàng Aleksandr III. Họ đã không thành công, và trong số những "tên phản nghịch" có Aleksandr Ilyich Ulyanov (20 tuổi) - anh trai của Vladimir Ilyich Ulyanov, người sau này lấy bí danh là V.I. Lenin. Ngày 8 tháng 5 năm 1887, Aleksandr Ilyich Ulyanov cùng các đồng chí là Pakhomy Ivanovich Adreyushkin, Vasili Generalov, Vasili Osipanov và Petr Shevyrev bị xử giảo tại Shlisselburg.[9] Aleksandr III cũng sống sót trong thảm họa xe lửa Borki năm 1888. Có những lời đồn cho rằng, sau khi được tin con trai ông quản gia của nhà Tchaikovsky bị người nhạc sĩ này lạm dụng, chính ông là người đã hạ lệnh cho tiêu diệt Tchaikovsky. Olga Tchaikovskaya - chị dâu của nhạc sĩ Tchaikovsky - tin chắc rằng Aleksandr III đã ra lệnh cho thầy thuộc Vassily Bertenson đầu độc Tchaikovsky.

Chính sách bài Do Thái và Nga hóa

Nga hoàng Aleksandr III thực hiện những chính sách bài Do Thái (Xê-mít), ví dụ như thu hẹp chặt chẽ nơi mà người Do Thái có thể sống tại Hàng rào của Khu định cư và đồng thời hạn chế những nghề mà người Do Thái có thể làm được. Năm 1881, một cuộc tàn sát người Do Thái xảy ra vào lúc ông mới lên ngôi. Những chính sách bài Do Thái được thực hiện dưới triều Aleksandr III và vua con Nikolai II đã khiến cho người Do Thái phải nhập cư sang Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ kể từ năm 1880. Năm 1882, chính quyền Aleksandr II ban hành những đạo luật tháng năm, trong đó có những quy định khắc nghiệt đối với thân phận của người Do Thái. Ngoài ra, người ta đã khẳng định được vai trò của một số người Do Thái trong vụ ám sát vua cha Aleksandr II của ông.

Ngoài ra, ông từng nói:[10]

Nga chỉ có hai đồng minh tin cậy nhất: Quân đội và Hải quân của mình.

— Aleksandr III

Thành công về ngoại giao và kinh tế

Trong quan hệ với các quốc gia vùng Trung Á ông tiếp tục thực hiện chính sách của các vị tiên đế: dần dần mở rộng quyền thống trị của Nga tại đây mà không gây chiến với đế quốc Anh, và ông không bao giờ cho phép những người hiếu chiến làm những điều trái ngược với chính sách này. Mặc dù ông bị xem là một ông vua có tư tưởng phản động trong lịch sử Nga, phải công nhận là dưới quyền thống trị hà khắc và lãnh đạm của ông, đất nước có sự phát triển đáng kể.

Dưới triều vua Aleksandr III, kinh tế Nga phát triển và quan hệ ngoại giao cũng tốt đẹp. Cầu Alexandre-III ở Pháp - biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai nước Nga và Pháp - được dặt theo tên Aleksandr III.[11] Mặc dù việc xây dựng đầu chỉ bắt đầu từ tháng 5 năm 1897, viên đá đầu tiên đã được đặt xuống bởi Nga hoàng Nikolai II vào tháng 10 năm 1896. Nhờ có các bộ trưởng tài ba như Bunge và Witte, kinh tế Nga phát triển đáng kể trong những năm cuối thế kỷ. Về ngoại giao, đế quốc Nga cũng không tham gia vào một cuộc chiến tranh nào.[3] Ông thoát khỏi một số vụ mưu sát,[2] rồi bị viêm thậnqua đời vào ngày 1 tháng 11 năm 1894 tại Cung điện Livadia và được an táng ở pháo đài Thánh Phêrô và Phaolô tại thủ đô Sankt-Peterburg. Thái tử Nikolai lên thay, tức là Nga hoàng Nikolai II.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Aleksandr_III_của_Nga http://www.aviewoncities.com/paris/pontalexandreII... http://www.cyberussr.com/rus/pobedonostsev.html http://www.findagrave.com/cgi-bin/fg.cgi?page=gr&G... http://www2.sptimes.com/Treasures/TC.2.3.18.html http://www2.sptimes.com/treasures/TC.2.3.18.html http://pages.prodigy.net/ptheroff/gotha/denmark.ht... http://pages.prodigy.net/ptheroff/gotha/russia.htm... http://www.alexanderpalace.org/palace/alexbio.html http://www.spartacus.schoolnet.co.uk/RUSalexander3... http://www.spartacus.schoolnet.co.uk/RUSpw.htm